Cách lợp rơm nhân tạo đơn giản, bền mà chắc chắn
Rơm nhân tạo là loại vật liệu xây dựng rất được yêu thích những năm gần đây, thay thế hoàn toàn vật liệu truyền thống. Vậy cách lợp rơm nhân tạo như thế nào? Rơm nhân tạo rất dễ thi công không cần một đội ngũ công nhân có tay nghề mà ai cũng có thể thi công được.
Cách lợp rơm nhân tạo có khó không?
Rơm nhân tạo không chỉ thi công không chỉ đơn giản, mà rất chắc chắn bền bỉ với mọi điều kiện thời tiết.
Cách lợp rơm nhân tạo trên tôn
Cách lợp rơm nhân tạo trên tôn là phương pháp tiết kiệm nhất. Vì tôn rất rẻ mà bền, ngoài ra không cần lợp quá dày chỉ cần lợp 1 lớp từ 6- 8 tấm trên 1 m2.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí
- Chống ồn ào cho mái tôn khi trời mưa bão
- Chống nóng hiệu quả
Nhược điểm:
- Nhìn thấy tôn từ dưới lên tuy nhiên có thể khắc phục bằng làm trần cói.
Hướng dẫn lợp trên mái tôn có 2 phương án: Thứ nhất bắn trực tiếp lên mái tôn bằng đinh vít sau đó dùng keo Silicon ngoài trời bịt lại đảm bảo không dột qua lỗ bắn đinh.
Nhiều khách hàng cẩn thận hơn không muốn thủng tôn, dùng 1 lớp lưới mắt cáo sau đó phủ mái lá nhân tạo lên trên. Tác dụng của lưới mắt cáo không chỉ tránh thủng tôn mà còn tạo một lớp cách nhiệt cho mái. Khoảng cách giữa các tấm trên và dưới với 6 tấm sẽ là 33cm, 8 tấm là 25cm.
Cách lợp rơm nhân tạo trên gỗ ép OSB
Gỗ ép OSB cũng là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong thi công mái lá nhân tạo.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm, dễ thi công
- Không cần làm trần vì tận dụng luôn trần gỗ ép khá đẹp
Nhược điểm: Chi phí cao hơn tôn một chút vì cần giấy dầu bảo vệ gỗ ép thấm nước.
Thi công mái lá nhân tạo trên gỗ ép cũng được sử dụng nhiều bởi không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà thi công nhanh đơn giản.
Sau khi lợp gỗ ép lên ta phủ một lớp giấy dầu chống thấm Autotak sau đó bắn trực tiếp mái lá nhân tạo xuyên qua gỗ và giấy dầu. Tấm Autotak sẽ bám chặt vào đinh vít đảm bảo nước không ngấm qua điểm bắn.
Cách lợp rơm nhân tạo trực tiếp không cần mái phụ
Ưu điểm:
- Đẹp có thể nhìn từ dưới lên thấy mái lá luôn.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn do phải lợp dày lên.
- Không bền bằng mái phụ.
Lợp trực tiếp mái lá cần sử dụng giấy dầu và lợp ít nhất 10 - 12 tấm/ 1 m2. Nếu lợp 10 tấm khoảng cách tấm trên dưới là 20 cm, 12 tấm khoảng 15cm. Cắt giấy dầu khoảng 20- 25 cm 1 lớp rơm, 1 lớp giấy dầu đè lên. Dảm bảo chống dột mà vẫn đẹp không bị lộ giấy dầu. Thi công không có mái phụ sẽ lâu hơn, mất công hơn có mái phụ.
Cách lợp rơm nhân tạo trên tất cả các loại mái khác
Về bản chất mái lá nhân tạo có thể lợp trên tất cả cá mái như: bê tông, ngói, Pro... Mái phụ chỉ có chức năng duy nhất là chống dột, mái lá để decor. Ta chỉ cần phủ một lớp lưới mắt cáo lên sau đó cố định mái lá nhân tạo lên trên bằng dây đồng. Không chỉ rất chắc chắn mà còn rất thẩm mỹ nữa.